Quốc tịch và yêu nước
Nhiều người được biết câu chuyện người lính lê dương
Nguyễn Văn Lập (tên khai sinh Kostas Sarantidis) là người Hy Lạp phục vụ
trong quân đội Pháp. Nhận ra tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh mà người Pháp
thực hiện tại Việt Nam sau năm 1945, ông đã chạy sang hàng ngũ Việt Minh. Kể
từ đó ông đã tham gia chiến đấu, lao động, cống hiến trọn đời cho dân tộc
Việt Nam như một người yêu nước thực thụ.
Thể theo nguyện vọng cá nhân, năm 2010, ông
được Chủ tịch nước ra quyết định công nhận là
công dân Việt Nam. Năm 2013 ông được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang Nhân dân vì thành tích đặc biệt xuất sắc trong hai cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm.
Xin nhập quốc tịch, trở thành công dân một nước
không phải là nơi mình sinh ra, lớn lên, trưởng thành thường xuất phát từ
những lí do đặc biệt. Như trường hợp ông Nguyễn Văn Lập kể trên là do tình
yêu đất nước Việt Nam rất sâu sắc, lớn lao.
Mấy ngày qua dư luận dậy lên chuyện nghi vấn đại
biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh) mang quốc tịch Síp. Theo như phân trần của vị đại biểu
này trước báo giới thì có thể đó là chuyện có thực.
Theo Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, tiêu chuẩn
của Đại biểu Quốc hội ngay điểm đầu tiên đã nêu “Trung thành với Tổ quốc,
Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Khi người ta mang một quốc
tịch nước khác, nhất là khi quốc gia đó có những quan điểm khác với thể chế
họ đang phụng sự thì liệu tư tưởng, hành động có bị chi phối? Như trường hợp ông
Để có quốc tịch Sip phải đầu tư hàng triệu USD
Do pháp luật không cấm nên những năm qua đã có một
số doanh nhân, người giàu sở hữu hai quốc tịch. Riêng công chức, lãnh đạo, cán bộ doanh nghiệp nhà nước chỉ được làm những điều Nhà nước cho phép. Rất khó tin rằng
những trường hợp hai quốc tịch đó xuất phát từ tình cảm đặc biệt như lòng yêu
đất nước, yêu con người quốc gia đó. Đa số xuất phát từ nhu cầu cá nhân,
chẳng hạn như có mục tiêu đến định cư vào thời điểm nào đó.
Hiện có rất nhiều nước cho công dân nước ngoài nhập
tịch thông qua đầu tư. Công dân nước khác nhập tịch nộp một khoản phí nhất
định, thông qua những chương trình có tên gọi “cấp quyền công dân và hộ chiếu
thứ hai thông qua hoạt động đầu tư”. Ví dụ để được cấp hộ chiếu New Zealand,
nhà đầu tư cần chi ít nhất 2 triệu USD trong vòng 4 năm. Cộng hòa Síp
đòi hỏi các khoản đóng góp và đầu tư bất động sản trung bình 2,5 triệu USD,
trong khi chi phí để được cấp hộ chiếu Áo tối thiểu là 3,5 triệu USD...
Như vậy, để có quốc tịch nước ngoài là không thể với
mức thu nhập của một công chức ăn lương. Chỉ chủ doanh nghiệp lớn, sở hữu tài
sản nhiều tỉ đồng mới có khả năng sở hữu quốc tịch tại một số nước kể trên. Chắc chắn các cơ quan chức năng nơi ông Quốc công tác và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ làm rõ nguồn tiền để ông Quốc "đầu tư" và có được quốc tịch nước ngoài đồng thời xử lí việc không trung thực về lí lịch cá nhân.
Đảo Sip là "thiên đường" của tội phạm trốn truy nã, trốn thuế
Gần đây, một số trường hợp tội phạm tham nhũng khi
trốn truy nã thường sử dụng hộ chiếu, quốc tịch nước ngoài làm “bảo bối” nhằm
trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Vì vậy mỗi khi phát lộ công chức,
người đại diện quyền lợi của Nhân dân có quốc tịch thứ hai thường khiến người
ta liên tưởng, nghi ngờ về lòng yêu nước, sự trung thành với chế độ mà họ
đang phụng sự./.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao tuổi ngày 28 tháng
8 năm 2020
|
Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét