Lo ngại chuyện
tiêu tiền
Sau
khi thắng lợi chống dịch Covid-19 lần 1, Chính phủ đã nhanh chóng có những
giải pháp nhằm khắc phục hệ quả của dịch bệnh, đưa hoạt động của nền kinh tế
và đời sống người dân vào trạng thái bình thường mới.
Thúc
đẩy đầu tư công và hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là hai quyết sách đúng đắn,
cần được triển khai khẩn trương, hiệu quả.
Sự
đình đốn nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu
đòi hỏi lúc này chủ yếu trông vào nội lực. Đầu tư công là công cụ quan trọng
và thiết thực nhất của nền kinh tế trong thời điểm này. Mỗi đồng tiền đầu tư
được giải ngân liên quan trực tiếp, nhanh nhất đến công ăn việc làm của người
lao động và sự tăng giảm của tỉ lệ thất nghiệp.
Đầu tư công giúp đẩy mạnh tăng trưởng,
giải quyết việc làm
Tuy
nhiên, sự nhiệt huyết, trách nhiệm trong triển khai gói đầu tư công ở một số
nơi như đoàn tàu đang “đủng đỉnh” chưa muốn tới ga. Tại Hội nghị đôn đốc giải
ngân vốn đầu tư công năm 2020 (ngày 21/8) được biết có 9 bộ, cơ quan Trung
ương và 9 địa phương đề nghị chuyển trả lại vốn với tổng số 6.338 tỉ đồng.
Lâu
nay người ta thường lo xin cho được nhiều vốn đầu tư, nay có tiền lại xin trả
không tiêu là sự lạ. Tổng vốn 630.000 tỉ đồng đầu tư công đến nay mới chỉ
giải ngân đạt hơn 42%. Tại hội nghị trên, Thủ tướng Chính phủ đã phải gay gắt
yêu cầu lãnh đạo của 31 bộ, cơ quan Trung ương và 13 địa phương có tỉ lệ giải
ngân đạt dưới 35% cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, rà soát, chấn chỉnh.
Thực
trạng “không chịu tiêu tiền” xuất hiện gần đây khi cuộc đấu tranh phòng chống
tham nhũng, lãng phí của Đảng ta ngày càng quyết liệt, không có vùng cấm.
Lãnh đạo, chủ trì một số địa phương đang thu mình, sợ trách nhiệm, không dám
đưa ra quyết sách, dù luật pháp đã có quy định cụ thể nhưng vẫn né tránh, đùn
đẩy lên Trung ương, lên Chính phủ.
Còn
một chuyện “tiêu tiền” cũng đang khiến người dân lo ngại, bức xúc, đó là đồng
tiền hỗ trợ “đến nhầm” địa chỉ. Việc “phát lộ” đầu tiên tại thôn Lý Nhân, xã
Yên Phong, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ở đây có một số hộ thuộc diện giàu
có vẫn có tên trong danh sách nhận tiền hỗ trợ dịch Covid-19, trong khi đó có
hộ nghèo thực sự lại được “thoát nghèo”. Gần đây nhất, tại Thủ đô cũng “diễn
lại kịch bản” ở Thanh Hóa. Tại thôn Xuân La, xã Phượng Dực (huyện Phú Xuyên)
có tới 40 hộ khá giả được nhận tiền hỗ trợ trong khi các hộ nghèo, có hoàn
cảnh khó khăn thực sự lại nằm ngoài danh sách khiến người dân bức xúc. Có
điểm chung tại hai địa phương, nơi đồng tiền “đi nhầm” lại là địa chỉ của
trưởng thôn, bí thư chi bộ… cùng những thân tộc của họ.
Thế mới biết việc “tiêu
tiền” không hề dễ dàng. Song nếu người ta giữ được cái tâm trong sáng, nhận
thức rõ trách nhiệm trước người dân, công đồng, địa phương, đất nước thì mọi
việc vẫn có thể được giải quyết tốt. Chẳng hạn ngoài 31 bộ, cơ quan trung
ương, 13 địa phương được điểm ở trên vẫn có nhiều nơi thực hiện tốt việc giải
ngân vốn đầu tư công. Và, số làng xã mà tiền hỗ trợ “đi nhầm” địa chỉ cũng
chỉ là “con sâu là rầu nồi canh” chứ đâu phải tất cả./.
Đinh
Hoàng
Bài
bình luận đăng Tạp chí Người cao tuổi ngày 27 tháng 8 năm 2020
|
Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét