Một
tập quán nên bỏ
Có câu “phú quý sinh lễ nghĩa”.
Nay cuộc sống khá giả hơn nên cái “lễ nghĩa” đang phát
triển như một phong trào. Thăm viếng đã thực sự trở thành thứ “lễ nghĩa”
nhiều người không thể không theo vì nó hàm chứa cả “lễ lạt” và “nghĩa vụ”
trong các mối quan hệ.
Trong nhiều chuyện để người ta thăm viếng nhau, thăm
người bệnh nay như một một “nghĩa vụ” và cả cơ hội trong mối quan hệ từ họ hàng
đến cơ quan, công sở, giữa cấp trên, cấp dưới...
Khi một vị lãnh đạo, người có chút quyền hành ốm đau
hoặc người thân phải vào viện thì nhân viên dưới quyền hầu như chẳng thiếu
ai, sẽ lần lượt đến thăm. Có khi họ còn tổ chức cùng nhau đi thăm gây nên
những ồn ào không đáng có ở chốn vốn ưu tiên tĩnh lặng cho công việc chữa
trị, nghỉ ngơi của người bệnh.
Cái gì cũng vậy, khi “quá đà” sẽ mang theo những hệ
lụy, phiền toái. Điều mang đến tất yếu, trước tiên là sự phiền phức, khó khăn
cho các bệnh viện.
Tình trạng quá tải tại các bệnh
viện (trong ảnh: Bệnh tại BV Phụ sản HN)
Ai cũng biết, bệnh viện là nơi người bệnh đến để
nhận được sự chăm sóc, cứu chữa của y, bác sĩ. Môi trường bệnh viện vì vậy sẽ
là tốt nhất nếu giữ được vệ sinh, trật tự. Khi bệnh viện lại trở thành điểm
đến để nhiều người thể hiện tình cảm với bệnh nhân cùng gia đình họ thì khó
có thể giữ được một môi trường trật tự, vệ sinh tốt nhất.
Trước bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, tập quán thăm
bệnh nhân tại bệnh viện không chỉ gây những phiền phức, đây thực sự là mối
nguy rất lớn lan truyền bệnh tật cần được hạn chế hoặc loại bỏ. Ổ dịch tại
các bệnh viện ở Đà Nẵng hiện nay nhiều khả năng ban đầu từ bên ngoài xâm nhập
vào rồi lại từ đó phát tán nhanh chóng ra cộng đồng.
Bệnh viện Đà Nẵng trở thành ổ dịch Covbid-19 từ đầu tháng 7/2020
Theo thông tin tại cuộc làm việc trực tuyến của
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và đơn vị thường trực chống dịch
tại Đà Nẵng ngày 1/8, trong giai đoạn xuất hiện vụ dịch đã có khoảng 11.000
người đến Bệnh viện Đà Nẵng gồm người đến khám chữa bệnh, chăm sóc người nhà
và đặc biệt không ít người đến chỉ để thăm người bệnh. Chắc chắn đã có những người
vì đến thăm người bệnh mà nhiễm hoặc truyền bệnh cho người khác, trước tiên chính
là người thân trong gia đình họ.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 (được Quốc
hội Khóa XII thông qua vào năm 2009) đã qua hơn 10 năm thực hiện. Trong bộ
luật không có nội dung hạn chế hoặc không cho phép việc thăm viếng đông người
tại bệnh viện. Thực tiễn đã bộc lộ những bất cập, nhất là việc bảo đảm an
ninh trật tự và vệ sinh tại bệnh viện thời gian qua còn những lỗ hổng khiến
đội ngũ y, bác sĩ một số bệnh viện bất an và chưa thật an toàn.
Để bảo đảm môi trường an toàn cho công tác khám,
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, đã đến lúc cần có những quy định
mang tính pháp lí để điều chỉnh việc quản lí môi trường bệnh viện trong khi
Luật chưa thể sớm điều chỉnh, sửa đổi một sớm một chiều./.
Đinh Hoàng
Bài bình luận đăng Tạp
chí Người cao tuổi ngày 6 tháng 8 năm 2020
|
Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét