Những tươi tắn “chết chóc”
Cổ tích
đã có câu chuyện mụ phù thủy độc ác đang tâm đầu độc nàng Bạch Tuyết bằng
trái táo ngon tẩm độc.
Nay không
có mụ phù thủy nào nhưng những “phù thủy lợi nhuận” đang đầu độc hàng nghìn
người tiêu dùng bằng những trái cây tươi ngon 4 mùa không hỏng.
Hè năm
trước khi về quê đúng ngày đầu tháng tôi có lau dọn ban thờ và phát hiện ra
một quả lê khuất sau bát hương bị mạng nhện và bụi phủ. Lau sạch bụi thì thấy
trái còn tươi nguyên như mới hái. Vốn dị ứng với những trái táo, lê nhập khẩu
kiểu này nên không bao giờ tôi mua dùng. Sau hỏi ra mới biết dịp Tết Nguyên
đán có người cháu mua về thắp hương hôm 30. Vì trái lê lăn xuống khuất sau
bát hương nên không ai để ý và nó bị bỏ quên suốt hơn 4 tháng. Nhìn trái thì
tươi nhưng bổ ra thấy bên trong đã ung ruỗng, ngả màu đen. Chắc chắn trái lê
này đã được tẩm loại hóa chất gì đó mà mọi vi sinh vật không thể xâm nhập, phá
hủy, chỉ bên trong ruột do thuốc không ngấm tới thì mới bị hỏng.
Mới đây,
Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) tiến hành kiểm tra đột xuất, bắt giữ 3 xe
tải chở dâu tây không rõ nguồn gốc được vận chuyển từ Cảng hàng không Liên
Khương lên thành phố Đà Lạt. Lô hàng sau đó được xác định là dâu tây Trung
Quốc với hơn 10 tấn nhập khẩu trái phép từ hơn 20 ngày trước nay vẫn tươi rói.
Qua kiểm nghiệm xác định được dư lượng thuốc trừ sâu cao gấp 3 lần cho phép!
Quả dâu TQ tươi rói như mới hái ngoài vườn.
Nếu vụ
việc tiêu thụ 10 tấn dâu tây trên trót lọt trên thị trường (có thể khi đó đã
mang nhãn dâu Đà Lạt) thì không biết sẽ có bao nhiêu người bất dắc dĩ trở
thành “nàng Bạch Tuyết” bị đầu độc? Ngoài dâu tây, liệu còn những loại trái
cây, củ quả nào từ nước ngoài đã nhập lậu và tiêu thụ mà không được kiểm soát
hóa chất độc hại?
Một thực trạng đáng lo là hiện nay có cả những rau quả, thực phẩm trong nước
cũng bị sử dụng chất bảo quản bừa bãi mà không được kiểm soát. Rau quả tươi
là mặt hàng khó có thể giữ được tươi vài tuần giữa mùa nắng nóng mà không
hỏng nếu không được bảo quản (kho lạnh, hóa chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật).
Tuy vậy, các loại rau quả trái vụ nay thấy xuất hiện quanh năm trên các sạp hàng
từ chợ nông thôn đến siêu thị. Chỉ những mặt hàng vào siêu thị lớn hoặc xuất
khẩu mới được vận chuyển đúng cách, được quan tâm kiểm nghiệm hóa chất do yêu
cầu bắt buộc của đối tác, nhất là thị trường nước ngoài. Còn hàng hóa tại các
chợ truyền thống, chợ cóc… hầu như đang bị bỏ ngỏ khâu quản lí an toàn thực
phẩm trước hóa chất độc hại.
Sự lơi
lỏng trong quản lí sử dụng hóa chất bảo quản khiến hàng triệu người tiêu dùng
đang đứng trước nguy cơ nhiễm hóa chất độc hại từ những bữa ăn hằng ngày.
Sự gia
tăng căn bệnh ung thư những năm qua với nhiều làng, xã ung thư rất có thể đã
được các loại rau quả “tươi ngon” như trên “góp phần” đầu độc từ từ theo một
tiến trình không thể đảo ngược./.
Đinh Hoàng
Bài bình luận đăng Tạp
chí Người cao tuổi ngày 07 tháng 8 năm 2020
|
Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét