Quảng bá và quảng cáo Quảng bá được hiểu là cách thức người ta đưa một nội dung, giá
trị, một sản phẩm hữu ích nào đó tới cộng đồng vì lợi ích chung, có khi không
vì mục tiêu lợi nhuận. Còn quảng cáo là cách người ta giới thiệu, miêu tả một
sản phẩm được làm ra như một sản phẩm tốt, có giá trị để mọi người tìm đến,
sử dụng dù thực chất chưa hẳn đã là một sản phẩm chất lượng. Mục tiêu của
quảng cáo là lợi nhuận của người làm ra hàng hoá đó. Thực trạng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông của ta
hiện nay đang phát triển theo hướng… quá đà! Từ nghệ sĩ tên tuổi đến diễn
viên mới vào nghề có vai diễn được khán giả chú ý là lập tức thấy xuất hiện
trong các video quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp. Vấn đề đáng nói ở đây là
sự phóng đại chất lượng, giá trị, công dụng của sản phẩm đã được “quảng bá”
thông qua những “người của công chúng”. Mục tiêu của doanh nghiệp tất nhiên
vì lợi nhuận, còn mục đích của nghệ sĩ không gì khác là tiền thù lao. Còn
công chúng rất có thể bị thiệt hại (về kinh tế, sức khỏe…) khi sử dụng sản
phẩm không đúng như quảng cáo. Không chỉ diễn viên, một số phim truyền hình
hiện nay đã được các đạo diễn “cài” nội dung, hình ảnh quảng cáo vào một cách
lộ liễu. Có phim đưa cả đoạn dài lời thoại của nhân vật sử dụng một sản phẩm
rồi khen nức nở về chất lượng, công dụng của sản phẩm đó, thậm chí còn đọc
lời quảng cáo y hệt đoạn clip quảng cáo thông thường. Phim “Đào, phở và piano” rất may được khán quảng cáo giúp Bộ phim “Đào, phở và piano” đang gây sốt tại các phòng vé
chiếu phim tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được biết đã hoàn thành từ cuối năm
2023. Sau một số buổi chiếu, phim này suýt bị đưa vào kho lưu trữ như không
ít phim do Nhà nước đặt hàng sản xuất với mục tiêu tuyên truyền nhân các sự
kiện chính trị. Cụ thể với phim này là hướng tới kỉ niệm ngày toàn quốc kháng
chiến. Rất may có một Titoker đã chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội, từ đó
nhiều người mới biết đến rồi tạo ra một hệ quả ngoài mong đợi. Có thể vì là
phim phi lợi nhuận nên cả nhà sản xuất lẫn nhà quản lí chỉ nghĩ tới quảng bá
mà không màng gì chuyện quảng cáo và cũng có thể chẳng ai dự tính kinh phí
cho quảng cáo cho bộ phim. Hiện còn không ít những sản phẩm văn hóa của Nhà nước được làm
ra với chi phí nhiều tiền của nhưng lại đang bị lãng phí khi nó không tiếp
cận được công chúng, đó là hệ thống bảo tàng, nhà truyền thống. Hầu như tỉnh
thành nào cũng có bảo tàng, đơn vị quân đội nào cũng có bảo tàng hoặc nhà
truyền thống. Ngay tại Thủ đô có nhiều bảo tàng lớn chi phí tới cả nghìn tỉ
đồng. Một thực trạng chung là hầu hết đều đìu hiu khách tham quan. Hiếm hoi chỉ
thấy một bảo tàng của tỉnh Quảng Ninh là nhộn nhịp khách và tự trang trải
được chi tiêu. Sau hiện tượng “Đào, phở và piano” mong nhà quản lí nhận ra
một điều, muốn quảng bá thì trước hết cũng cần quảng cáo. Lợi nhuận từ một
sản phẩm văn hóa nghệ thuật chưa hẳn là tiền mà đó là giá trị tinh thần mang
đến cho công chúng - thứ chưa chắc tiền đã mang lại được./. Đinh
Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 02/3/2024 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét