Gia đình hóa
Trong một cơ quan, đơn vị khi mà mọi người coi nhau như trong một
gia đình thì thật tuyệt vời. Khi đó sự yêu thương, đùm bọc được đề cao và đặc
biệt, sẽ tạo nên một khối đoàn kết và sức mạnh.
Thế nhưng thử đặt một câu hỏi, nếu trong một cơ quan, tập thể chỉ
toàn là anh em, cha con, họ hàng thân thuộc thì sẽ thế nào? Sự yêu thương,
đùm bọc, khối đoàn kết - đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên, sự đoàn kết đó chưa
chắc đã vì quyền lợi của tất cả mọi người và chủ trương của cấp ủy Đảng dễ bị
méo mó.
Mấy năm qua, thỉnh thoảng lại rộ lên câu chuyện “cả họ làm quan”,
“cấp ủy gia đình” ở huyện này, tỉnh kia sau đó lại chìm vào quên lãng. Tuy
chỉ là thông tin trên mạng xã hội nhưng họ lại nêu khá chi tiết từng trường
hợp có quan hệ với lãnh đạo cao nhất của địa phương thế nào, từ học hành,
bằng cấp, chức vụ hiện tại, là anh em, con cháu, thông gia, hay họ hàng thân
tộc… Một trong những lãnh đạo hàng tỉnh bị tung lên mạng mấy năm trước có
người đứng đầu Hà Giang khi đó là ông Triệu Tài Vinh. Vì là thông tin chưa
được kiểm chứng nên nhiều người nghĩ đó chỉ là tin thất thiệt nhằm hạ uy tín
lãnh đạo. Rồi cũng có tờ báo phỏng vấn được ông Triệu Tài Vinh, ông đã phủ
nhận những thông tin không chính xác, khẳng định một số trường hợp người thân
làm lãnh đạo tại sở, ngành, huyện đều có năng lực tốt, được bổ nhiệm đúng quy
trình, quy định.
Khi vụ việc gian lận thi cử tại Hà Giang phát lộ, rồi việc xử lí
của địa phương này với những người liên quan vụ việc dư luận mới biết rằng,
chỉ một trường hợp con (của vợ ông Triệu Tài Vinh) được nâng điểm đã liên
quan đến mấy người trong gia đình ông này. Đó là vợ ông, bà Phạm Thị Hà, Phó
Giám đốc một sở. Đó là bà Triệu Thị Giang, Phó Trưởng phòng của một sở khác,
em ruột ông Vinh. Đối chiếu lại thông tin mạng xã hội đã nêu thì thấy hai
trường hợp này là chính xác. Vậy hàng chục nhân sự khác từ tỉnh đến huyện được
cho là thân tộc của lãnh đạo tỉnh có thể không phải chuyện bịa.
Vừa qua Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang công bố danh sách 151
trường hợp cán bộ, đảng viên liên quan đến sai phạm trong kì thi THPT
quốc gia 2018. Trong số 29 cán
bộ, đảng viên phải “kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm” có bà Phạm
Thị Hà (vợ nguyên Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh) vì để “em chồng tác
động nâng điểm thi cho con”. Việc xử lí của Hà Giang có vẻ “lắt léo” và rõ
ràng là “nhẹ hều” so với hai tỉnh Sơn La và Hòa Bình, khi mà vụ việc từ hình
thức tới bản chất là như nhau. Dư luận có quyền nghi ngờ rằng cấp ủy, UBKT
của địa phương này đã bị “gia đình hóa” nên mới có sự vòng vo, tránh né và
thiếu nghiêm túc như vậy.
Các bị can bị truy tố trong vụ án gian lận thi cử xảy
ra tại Hòa Bình
Vụ
việc ở Hà Giang đang đặt ra một vấn đề lớn đòi hỏi tổ chức Đảng cần nghiêm
túc nhìn nhận, rà xét lại các địa phương khác, khi mà đại hội các cấp đang
đến gần. Giả sử một cấp ủy lại toàn là người một nhà (theo nghĩa đen) thì khi
đó cấp ủy có còn là của Đảng?/.
Đinh Hoàng
Bài
bình luận đăng Báo Người cao tuổi ngày 10 tháng
10 năm 2019
|
Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét