“Lai, se” có trách nhiệm
Trên giao diện trang Facebook của mỗi cá nhân có các dòng trạng
thái gợi ý bằng tiếng Anh: like (thích), share (chia sẻ) và comment (bình
luận).
Chủ tài khoản mạng xã hội nào cũng mong được sự quan tâm, chia sẻ
những dòng trạng thái của mình từ người khác. Người dùng mạng nhằm mục đích
kinh doanh, kiếm tiền thì lại càng mong có nhiều “khách” vãng lai. Thế nhưng,
cũng như mọi quan hệ giữa người với người ngoài đời thực, sự quan tâm đó cần
thực tâm chứ chẳng ai muốn đó là đãi bôi, sáo rỗng, ứng xử cho phải phép.
Hình ảnh phản cảm được chia sẻ trên
Facebook.
Trước kia từng có câu chuyện đàm tiếu về một ông thủ trưởng luôn
có câu cửa miệng “Vậy à? Tốt! Tốt”. Khi tiếp xúc với cấp dưới, để thể hiện sự
quan tâm mọi người ông thường hỏi thăm sức khỏe, gia đình, khi được chia sẻ
ông luôn đáp lại ngay bằng cụm từ “Vậy à? Tốt! Tốt” mà chẳng quan tâm xem cấp
dưới nói gì.
Có một nhân viên xin nghỉ phép về quê vì bố ốm nặng. Khi trả phép
lên báo cáo, ông hỏi thăm: “Tình hình quê hương, mùa màng thế nào? - Dạ, báo
cáo, năm nay quê em hạn hán, mất mùa, thu hoạch kém lắm ạ! - Vậy à? Tốt! Tốt!
Thế bố mẹ khỏe cả chứ? - Dạ mẹ em đau ốm suốt, thuốc thang triền miên. Còn bố
em mất cách đây 10 ngày, do xa quá nên em không kịp báo cơ quan. - Vậy à?
Tốt! Tốt!”. Cậu nhân viên tròn mắt ngạc nhiên chẳng hiểu thủ trưởng khen tốt
cái gì?
Ngày nay trên mạng xã hội cũng có câu chuyện na ná cách ứng xử
của vị thủ trưởng trên.
Một tài khoản facebook đăng ảnh một bà già rách rưới ngồi cạnh
thùng rác, đang ăn chút thức ăn (có vẻ là đồ thải vừa tìm được). Thế nhưng
vẫn có hàng chục tài khoản khác (chắc là của bạn bè, người thân) like, share
“rào rào”. Chẳng hiểu họ đang thích thú cái gì trước hình ảnh buồn ấy và họ
chia sẻ cho ai?
Phát ngôn máu lạnh từng gây phẫn nộ cộng đồng mạng.
Một tài khoản facebook khác đăng một bức tranh phật cùng lời nhắn
“Ai muốn được phúc đức, may mắn hãy chia sẻ ngay với người khác”. Vậy là lại
mưa like, share...
Có không ít tài khoản đã vô tư chia sẻ, nhận xét những thông tin
không được kiểm chứng, để lại hậu quả đáng tiếc cho người khác…
Sự vô tâm trong chia sẻ, bày tỏ cảm xúc và bình luận theo đám
đông đã và đang bị kẻ xấu coi là một nguồn sức mạng hoang dã, một tiềm năng
cần triệt để lợi dụng. Nạn bắt nạt trên mạng trong giới trẻ ngày càng nở rộ,
nhiều mâu thuẫn “ảo” đã được hiện thực hóa thành những vụ đánh lộn ngoài đời.
Điều đáng lo hơn là những kẻ cơ hội chính trị, các thế lực thù địch, chống
phá Đảng và Nhà nước ta cũng đang triệt để tận dụng sức mạnh “hoang dã” của
mạng xã hội nhằm gây phân tâm, bất ổn và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Không ít bài viết "cài" những nội dung bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, xuyên tạc lịch sử, đường lối chính sách... nhưng vẫn được nhiều người
vô tư "lai, se" và bình luận theo quan điểm kẻ xấu.
Hãy là những người sử dụng mạng xã hội thông thái và có trách
nhiệm bởi đằng sau mỗi cú nhấp chuột “lai, se” có thể như một hòn đá ta đã vô
tâm ném “vu vơ” lên trời!/.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi ngày 25 tháng 10 năm 2019 |
Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét