Để đất… “khó ăn”
Một thực tế diễn ra từ nhiều năm qua, đó
là tình trạng khiếu kiện đông người khắp các địa phương mà nguyên nhân chủ
yếu do tranh chấp về đất đai, đặc biệt là chính sách bồi thường khi thu hồi,
giải phóng mặt bằng còn bất cập.
Nếu ai sống gần khu vực trung tâm, nơi có
cơ quan trung ương tại Hà Nội sẽ thường xuyên phải chứng kiến cảnh người dân
khắp nơi về đây tụ tập khiếu kiện làm xấu đi hình ảnh Thủ đô. Thực trạng này đã
kéo dài nhiều năm, chứng tỏ việc giải quyết tại các địa phương chưa hiệu quả,
thậm chí vẫn tiếp tục phát sinh.
Một mảnh đất nông nghiệp kề bên thành phố
đang đô thị hóa, người nông dân bị thu hồi phục vụ phát triển kinh tế xã hội,
giá trị tiền bồi thường là đất nông nghiệp (vào hàng giá rẻ nhất trong các
loại đất).
Những chung cư mọc lên từ đất nông nghiệp có giá hàng tỷ đồng mỗi căn hộ
Vậy phát triển kinh tế, xã hội cụ thể là
gì? Xin thưa, đất cho đô thị hóa thì chủ yếu là giao thông, trung tâm thương
mại, dịch vụ, bất động sản... Trừ số diện tích cho giao thông (không tính dự
án BOT) và số ít là công ích, còn lại hầu hết sẽ hình thành các dự án mang
lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Nhiều dự án ban đầu là công ích, của Nhà
nước, sau một thời gian bằng những “xảo thuật” đã được chuyển sang đất thương
mại, dịch vụ, bất động sản… của doanh nghiệp (như vụ 43ha đất ở Bình Dương
gần đây). Việc quyết định sử dụng đất vào mục đích gì hoàn toàn thuộc thẩm
quyền của địa phương. Điều đó đồng nghĩa chữ kí của người có thẩm quyền có
thể biến giá trị đất từ mấy trăm nghìn đồng thành giá hàng chục triệu đồng
một mét vuông. Sự chênh lệch địa tô có lẽ chỉ tồn tại ở Việt Nam ta. Địa tô
ấy vào túi ai? Có điều chắc chắn nó không thuộc về người nông dân giao đất
theo giá sản xuất nông nghiệp. Nhiều nơi, người nông dân nhìn mảnh đất của
mình mọc lên những tòa chung cư cao tầng giá hàng tỉ đồng mỗi căn có cảm giác
như mình đã bị cướp trắng! Sự dễ dàng chuyển hóa giá trị một loại hàng hóa
đặc biệt mang tên đất đai chính là nguồn cơn của tham nhũng, bất ổn…
Đất lâm nghiệp tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) bị băm nát làm bất động sản
Kì họp Quốc hội lần này, Luật Đất đai
chưa được đưa vào chương trình nghị sự xem xét sửa đổi. Tuy nhiên với những
bất cập, bất ổn hiện nay, Bộ luật này sớm muộn cũng cần được sửa đổi, điều
chỉnh đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội.
Có chuyên gia kinh tế từng đặt ra một
phương án, đó là tại sao không chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khi
người sở hữu hợp pháp đang quản lí diện tích đất đó? Ví dụ, người nông dân
đang canh tác trên đất của mình, nhà nước có kế hoạch thu hồi cho dự án
thương mại hay bất động sản cụ thể, khi ra quyết định thu hồi sẽ đồng thời
chuyển mục đích sử dụng diện tích đất đó và bồi thường theo mục đích sử dụng mới
với giá thị trường. Như vậy sẽ hạn chế đáng kể những bất cập, kẽ hở hiện nay
khi thu hồi và giao đất, đồng thời giải tỏa “ách tắc” trong khâu giải phóng
mặt bằng phục vụ các dự án.
Khi chênh lệch địa tô không còn quá lớn,
nhiều người sẽ bớt nhòm ngó, nhăm nhe… “ăn đất”./.
Đinh
Hoàng
Bài
bình luận đăng Báo Người cao tuổi ngày 21 tháng 11 năm 2019
|
Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét