Hà Nội đặc thù
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hai thành phố lớn nhất cả nước, cũng là hai trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa. Chính vì vậy mà hai thành phố này từ lâu đã muốn có những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn, tăng nhanh sự phát triển toàn diện. Không biết có phải vì thiếu cơ chế đặc thù mà Hà Nội đang vướng nhiều việc, chưa thể bứt phá, vươn nhanh? Nói vậy cũng chưa hẳn đúng. Ai tới Hà Nội những năm gần đây sẽ thấy có những lĩnh vực tăng khá nhanh, đó là những khu chung cư thương mại cao tầng ngày càng đan dày. Đó là nhiều chiếc cầu vượt nhẹ cùng các tuyến đường mới xẻ ngang xẻ dọc những khu phố cũ. Thấp
thoáng phía sau những khu tập thể tồi tàn là những công trình tráng lệ, hào
nhoáng ở Thủ đô Bao quanh bởi các khu chung cư thương mại đẹp đẽ, hoành tráng là những khu chung cư cũ tựa “người già” phải cõng bên mình những chiếc “chuồng cọp”. Không chỉ nhếch nhác, lụp xụp, các khu chung cư mấy chục năm tuổi ngày càng tiềm ẩn nguy cơ “ngã đổ”. Người ta cho rằng vì chưa có cơ chế đặc thù (được xây vượt số tầng so với cũ) nên các doanh nghiệp chẳng mặn mà làm dự án cải tạo, xây lại chung cư cũ bởi không có nhiều lợi nhuận. Cũng chẳng ai truy xem các khu chung cư thương mại mới đang ngày ngày mọc lên cao 30-40 tầng trên những mảnh đất công đã được giải phóng có phải vì chưa có cơ chế đặc thù? Hà Nội vinh dự là địa phương duy nhất có bộ luật riêng, đó là Luật Thủ đô. Không biết đây có phải là một đặc thù hay không và luật này đã đi vào cuộc sống ra sao nhưng ngay một vấn đề mà các địa phương quan tâm và trông đợi nhất là văn hóa thì Hà Nội cũng đang còn vướng víu, chưa tạo được nét nổi trội. Trong sự phát triển, quá trình đô thị hóa nhanh và sự dịch chuyển dân cư, nét thanh lịch người Tràng An ngày một thưa vắng, trong khi sự xô bồ phố thị của cuộc mưu sinh đang dần che lấp những nét đẹp thanh lịch một thời. Đặc
thù Hà Nội có cảnh ùn tắc giao thong thường xuyên Cách đây 3 năm Hà Nội đã ban hành quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn với 3 chương, 14 điều quy định những việc nên làm và không nên làm. Có thể nói bộ quy tắc đã “phủ kín” mọi hoạt động, sinh hoạt nơi công cộng, đủ để có cơ sở củng cố, xây dựng nếp sống văn hóa, mong trở lại Hà Nội thanh lịch, hào hoa. Thế nhưng đến nay, bộ quy tắc có thể đã bị quên lãng hoặc nó chưa đi vào cuộc sống nên UBND thành phố lại đang phải lấy ý kiến Nhân dân để ban hành bản Quy chế quản lí hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận! Tại Hội thảo Nguồn lực văn hóa trong chiến lược phát triển “Thành phố sáng tạo” của Thủ đô Hà Nội vừa được tổ chức, GS.TS Tạ Ngọc Tấn đã đặt ra nhiều câu hỏi: Tại sao Hà Nội không có một Khải hoàn môn, không có cổng chào, biểu tượng ở 5 cửa ô; có bao nhiêu danh nhân mà không có biểu tượng nơi công cộng? Đà Nẵng không có cơ chế đặc thù nào nhưng đã bứt phá ấn tượng, trở thành một thành phố đáng sống, một thành phố du lịch hàng đầu. Với tiềm năng và lợi thế của mình, liệu Hà Nội có cần mãi đợi một cơ chế riêng mới thoát khỏi những “đặc thù” không đẹp kể trên?/. Đinh Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao tuổi ngày 02 tháng 10 năm 2020 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét