Khiếm khuyết bằng cấp Trong hệ thống đào tạo, từ dạy nghề đến cao đẳng đến đại học
và trên đại học khi hoàn thành chương trình, người học được cấp một tấm bằng,
đây là cơ sở pháp lí cao nhất về chuyên môn để nhà tuyển dụng xét tuyển lao
động. Hiện dự thảo Luật Nhà giáo đang được Bộ Giáo dục & Đào tạo lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp Nhân dân nhận được sự quan tâm, nhất là có nội dung quy định chứng chỉ hành nghề và đạo đức nhà giáo. Khi đó sinh viên tốt nghiệp ngoài tấm bằng cần thêm một tờ chứng chỉ mới có thể trở thành giáo viên. Tấm bằng Cử nhân sư phạm có thể đứng sau Chứng chỉ hành nghề Theo ý kiến của một lãnh đạo Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT
thì giáo dục là ngành mang tính chuyên nghiệp cao, tác động đời sống xã hội
lớn. Để bảo đảm an toàn cho xã hội nên đòi hỏi người hành nghề trong dạy học
phải có năng lực, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ. Trường đại học mới cung
cấp lí thuyết, kiến thức cơ bản, cái nhìn sâu rộng và toàn diện về giáo dục,
giúp người học nắm nguyên lí để vận dụng vào thực tế. Còn kiến thức thực tế
là hiểu biết được rèn luyện qua kinh nghiệm và là cách thức ứng dụng linh
hoạt các lí thuyết vào thực tiễn giảng dạy… Hiểu nôm na, sau khi hoàn thành
chương trình, sinh viên tốt nghiệp sư phạm cần có thời gian tập sự, sau đó
được một hội đồng đánh giá và sát hạch để cấp giấy phép hành nghề. Nếu xét về tầm quan trọng, an toàn… thì nhiều ngành khác cũng
có thể đưa ra những nội dung để khẳng định sự cần thiết cấp chứng chỉ. Một kĩ
sư xây dựng ra trường cũng cần có tính chuyên nghiệp, năng lực, kinh nghiệm…
để thi công xây dựng được công trình an toàn; người lái xe khi được cấp bằng
lái cũng cần kĩ năng, kinh nghiệm xử lí trên đường để bảo đảm an toàn giao
thông v.v. Hiện nay, chương trình đào tạo cử nhân sư phạm là 4 năm, tương
đương với hầu hết các chuyên ngành khác, trừ y khoa. Thiết nghĩ đây là thời
gian đủ để trang bị kiến thức, năng lực và phẩm chất cho một sinh viên trước
khi bước vào nghề. Thử việc, tập sự là cần thiết với mọi sinh viên khi bước
từ giảng đường ra môi trường lao động thực tiễn, từ đây người lao động tích
lũy kinh nghiệm, nâng cao kĩ năng. Song đòi hỏi chứng chỉ hành nghề cũng giống
một số nhà tuyển dụng yêu cầu sinh viên ra trường cần có một số năm kinh
nghiệm, đó là sự phi lí và không cần thiết. Giả sử chuyên ngành sư phạm cần những tiêu chuẩn đặc thù cao,
sâu, rộng hơn về chuyên môn, kĩ năng, phẩm chất thì tại sao không đưa những
nội dung đó vào chương trình đại học và tăng thêm thời gian lên 5 hoặc 6 năm
như một số chuyên ngành y khoa? Nếu đưa ra quy định cấp chứng chỉ vì những lí
do nêu trên chẳng khác nào đây là một thời lượng “đại học kéo dài” và tấm
chứng chỉ “quyền lực hơn” bằng đại học! Những quy định sau luật với tên gọi “giấy phép con” từng gây
khó khăn cho người dân, doanh nghiệp nay đã được hạn chế. Nếu chứng chỉ hành
nghề được luật hóa sẽ là tiền lệ không tốt, nó như một “giấy phép con” mới, đi
ngược chủ trương cắt giảm thủ tục hành chính. Phải chăng tấm bằng sư phạm đang khiếm khuyết, bằng không thì
sự khiếm khuyết chính ở nơi nhà quản lí./. Đinh
Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 30/5/2024 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét