Đào tạo bằng bạo lực Câu chuyện bạo
lực trong dạy giỗ, giáo dục con người đã có từ lâu. Thời xưa các ông giáo
làng thường dùng chiếc thước kẻ, bắt học sinh chìa bàn tay ra rồi tét vào với
em phạm lỗi trong giờ học. Bố mẹ thì thường dùng roi tre nhỏ phất vào mông
khi con cái không vâng lời. Những đòn roi đánh vào chỗ ít nguy hiểm như vậy
thường không gây thương tích, cốt cho trẻ sợ mà sửa mình, không tái phạm. Tuy
nhiên, suy cho cùng việc dùng đòn roi đều là “hạ sách”, ít tạo dựng được tính
tự giác trong chấp hành của con trẻ, của học trò. Về lâu dài thậm chí phương
pháp này còn hình thành tư duy bạo lực trong mối quan hệ khi trẻ lớn lên. Những tưởng
chuyện bạo lực đòn roi chỉ từng được áp dụng với con trẻ một thời thì nay lại
có chuyện đòn roi với người trưởng thành, đó là việc dùng bạo lực để đào tạo
nhân viên tại một doanh nghiệp. Ngày 23/9, mạng
xã hội chia sẻ clip về một buổi đào tạo bằng hình phạt bạo lực khi có thành
viên chưa nỗ lực, thiếu KPI (chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc). Hình
phạt là người trưởng nhóm thiếu KPI bị vị “siêu chủ tịch” liên tục búng chùm dây
chun vào cổ tay. Được biết đây là một doanh nghiệp kinh doanh mĩ phẩm
theo hệ thống. Hình phạt nhóm trưởng vì thiếu KPI của một doanh nghiệp mĩ phẩm Clip quay cảnh
một số phụ nữ (có lẽ là CEO) ăn mặc sang trọng đứng trên sân khấu dùng tay
liên tục kéo căng nhiều dây chun đang đeo ở cổ tay 2 người đối diện rồi bật
thật mạnh khiến cổ tay họ đỏ nhừ. Được biết hình phạt này nhằm mục đích để
các thành viên của nhóm thấy xót xa cho trưởng nhóm rồi nỗ lực hơn trong thực
hiện nhiệm vụ! Việc hoàn thành
chỉ tiêu nhiệm vụ ở bất kì lĩnh vực nào đều xuất phát từ nhiều yếu tố: Trình
độ, năng lực, kĩ năng và trách nhiệm của mỗi cá nhân; cách thức tổ chức vận
hành của người phụ trách và điều kiện bảo đảm của người giao việc. Khi một tổ
chức không hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ thì phải xem xét điểm yếu ở khâu nào
thì mới có giải pháp bồi dưỡng, huấn luyện bổ sung khắc phục một cách đúng
đắn, hiệu quả. Chưa thấy ở đâu có hình thức xử phạt bằng bạo lực như tại
doanh nghiệp này. Hiện nay hầu hết
doanh nghiệp đều có bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động kinh doanh. Những quy
tắc này được thiết lập trên cơ sở tuân thủ luật pháp Nhà nước nhằm bảo đảm
mối quan hệ tốt đẹp, bền vững trong nội bộ tổ chức, giữ mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với khách hàng, với đối tác cũng như cộng đồng. Nếu phương pháp
huấn luyện đào tạo nhân viên mang tính bạo lực như trên được đưa vào bộ quy
tắc ứng xử của doanh nghiệp này thì quy định đó là trái pháp luật. Đánh giá về nguy
hại của hình thức bắn dây chun như trên, có bác sĩ cho rằng nó có thể gây bầm
tím, chảy máu dưới da, làm tổn thương dây thần kinh và đau dây thần kinh kéo
dài… Khoản 1 Điều 33
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm
phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe…”. Bạo lực ở bất kì
môi trường nào cũng không thể chấp nhận. Tại một doanh nghiệp kinh doanh mặt
hàng nhằm mang lại vẻ đẹp hình thể cho con người lại càng không thể chấp
nhận./. Đinh
Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 03/10/2024 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét