Cần truy tới
cùng bằng thật “giả” lẫn bằng giả “thật” Vào cuối năm 2021
dư luận từng xôn xao vụ việc nhóm cựu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng Trường Đại
học Đông Đô và nhân viên dù không tổ chức đào tạo vẫn thu tiền và cấp văn
bằng 2 tiếng Anh cho 431 học viên, thu lợi bất chính số tiền hơn 7,1 tỉ đồng.
Trong số văn bằng thật nhưng “giả trình độ” này có hàng chục người là cán bộ,
công chức tại nhiều cơ quan, đơn vị sở hữu để hoàn thiện hồ sơ tiến thân (đầu
vào, đầu ra nghiên cứu sinh, học thạc sĩ, kê khai hồ sơ công chức, viên chức,
thi công chức, thi nâng ngạch…). Sẽ thật nguy hại
khi những người sở hữu tấm bằng thật nhưng kiến thức lại “giả” được giao
những vị trí trọng trách trong cơ quan công quyền. Những công bộc thiếu cả
năng lực và nhân cách chẳng khác nào những “con mối” chui vào trong “ngôi
nhà” thể chế. Còn chuyện dùng bằng
“giả thật” để được cấp bằng tiến sĩ của một vị tu hành nay đã có câu trả lời.
Sau một thời gian xác minh, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có thông tin về kết
quả xử lí văn bằng của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang). Kết
quả xác định ông Vương Tấn Việt đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không
hợp pháp và ông Vương Tấn Việt cũng đã thừa nhận việc này. Hệ quả của việc sử
dụng tấm bằng “giả thật” này là hai trường đại học danh tiếng đã mang “tai
tiếng”. Hình ảnh một số cán bộ lãnh đạo, giáo sư, tiến sĩ, giảng viên đại học
liên quan vụ việc cấp bằng cho ông Vương Tấn Việt trong con mắt của dư luận
sẽ khó được như trước. Đại học Luật HN đã thu bằng TS "thật giả" của ông Vương Tấn Việt Vấn nạn bằng giả
dù được các cơ quan chức năng tăng cường triệt phá, xử lí song tội phạm dạng
này vẫn có đất sống khi mà nhu cầu vẫn còn. Hồi tháng 6/2024, Công an TP Hà
Nội đã điều tra và truy tố các đối tượng Lê Văn Vàng (trú tại huyện Mỹ Đức),
Lương Việt Anh (trú tại quận Long Biên) cùng đồng bọn về hành vi “lừa đảo
chiếm đoạt tài sản” khi tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh giả mạo
Cambridge International. “Lò” sản xuất bằng giả này chắc chắn đã “xuất xưởng”
không ít sản phẩm giả ra thị trường. Mong rằng cơ quan chức năng sẽ truy tìm
những chủ nhân sở hữu bằng giả trong vụ này để ngăn ngừa hậu quả có thể xảy
ra. Được biết sau vụ
bằng “cấp khống” tại Trường đại học Đông Đô chỉ có hai trường hợp bị miễn
nhiệm chức vụ, còn lại chủ yếu là cảnh cáo, khiển trách, kiểm điểm trách
nhiệm, rút lui cao học và nhận lỗi... Phải chăng việc sử dụng những tấm bằng
giả chưa phải là lỗi quá nghiêm trọng nên việc xử lí các cá nhân gian lận
cũng không quá nặng nề? Còn vụ bằng giả
của ông Vương Tấn Việt, cùng với việc thu hồi các văn bằng đã cấp không đúng
quy định, dư luận đang trông chờ việc xử lí nghiêm túc những cá nhân, tổ chức
có liên quan và người sử dụng giấy tờ, tài liệu giả. Đã đến lúc việc
tuyển sinh, tuyển dụng lao động, bổ nhiệm cán bộ… cần có những quy định cụ
thể, chặt chẽ hơn trong đó không thể thiếu việc xác minh, thẩm định bằng cấp,
để không còn “lọt lưới” những nhân sự “giả trình độ”./. Đinh
Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 29/10/2024 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét