Vàng
rơi
Ca dao xưa có câu “Cầm vàng mà lội qua sông/Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”.
Nay rất nhiều người khá giả đang cầm vàng, tuy chẳng phải lội sông mà đôi lúc
cũng thấy bất an như thể “lội sông”.
Năm 2012 một anh bạn (là người khá giàu)
hỏi tôi như muốn thăm dò vì tôi đang cộng tác với một tờ báo điện tử Trung
ương, ít nhiều được tiếp cận thông tin vĩ mô: “Theo anh vàng có lên giá nữa
không, nên giữ vàng hay gửi tiết kiệm ngân hàng?”.
Giá vàng thế giới thường biến động theo tình hình chính trị, kinh tế.
Chẳng phải chuyên gia kinh tế nên tôi không
dám đưa ra lời khuyên chắc chắn, cụ thể, chỉ nói chung chung: “Vàng lên xuống
do nhiều yếu tố, nhất là tình hình kinh tế, chính trị thế giới. Giữ vàng luôn
tiềm ẩn may rủi, may thì được, rủi thì chịu. Nay kinh tế vĩ mô khá ổn, lạm
phát không cao, đồng tiền vẫn giữ được giá, theo tôi gửi tiết kiệm an toàn
hơn, dù có thể lãi suất không cao”.
Câu hỏi của anh bạn tôi đưa ra vào cuối
năm 2012, sau khi vàng lên chừng 45-47 triệu/lượng và bắt đầu có dấu hiệu
giảm khiến những người đang giữ nhiều vàng lo lắng, phân vân. Khi đó lãi suất
tiết kiệm cũng đang giảm xuống còn 11-12% (năm trước ở mức 14%).
Đồng tiền Việt Nam ổn định giá trị do tỷ lệ lạm phát thấp nhiều năm qua.
Có lẽ không ít người bị ám ảnh bởi câu
chuyện gửi tiết kiệm sau hàng chục năm từ giá trị tiền bằng cả căn nhà giữa
phố nay rút ra chỉ mua được một bát phở! Nhưng cũng ít ai tìm hiểu cặn kẽ để
biết đó là hệ quả của giai đoạn kinh tế đầy bất ổn, lạm phát phi mã đến cả 3
con số và chính sách của nhà nước chưa thực sự quan tâm quyền lợi người gửi
tiền.
Từ đầu những năm 2000 trở lại đây, cùng
với sự ổn định của kinh tế vĩ mô, chính sách huy động tiền gửi của các ngân hàng
đã có sự thay đổi, luôn bảo đảm người gửi tiền có lãi suất thực dương (cao
hơn mức lạm phát). Mấy năm qua lãi suất thực dương của người gửi tiền luôn
đạt chừng 3-5% trên mặt bằng lãi suất tiền gửi 6-8,2%. Lấy giả dụ anh bạn tôi
kể trên bán đi 1 lượng vàng năm 2012 được 45 triệu, chuyển vào gửi tiết kiệm
(tính lãi suất bình quân 7%) thì tới nay, sau 7 năm số tiền lãi lũy kế chí ít
cũng được chừng 25 triệu đồng và tránh được cái rủi ro mất chừng 8 triệu đồng
(vì giá vàng hiện nay chỉ còn khoảng 37 triệu đồng/lượng).
Theo một số chuyên gia kinh tế, hiện số
vàng tồn trữ trong dân chừng 500 tấn (khoảng 60 tỉ đô la).
Đây là một nguồn lực không nhỏ như đang bị để “ngủ đông” vô cùng lãng phí
trong khi Nhà nước, các doanh nghiệp phải đi vay tiền từ các định chế tài
chính nước ngoài cho đầu tư với lãi suất không còn ưu đãi như khi ta còn là
nước nghèo.
Cùng với việc tuyên truyền thay đổi nhận
thức, tâm lí găm trữ vàng, Nhà nước cũng cần có những chính sách, giải pháp
mang tính cam kết, tạo được lòng tin của người gửi tiền. Khi người dân có
lòng tin, nguồn lực giá trị sẽ được giải phóng./.
Đinh
Hoàng
Bài
bình luận đăng Báo Người cao tuổi ngày 20 tháng 3 năm 2019
|
Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét