“Thú dữ” cần được nuôi
nhốt Thú dữ là động vật cấm nuôi tự do trong khu dân cư, người muốn nuôi buộc phải nhốt hoặc có các biện pháp bảo đảm an toàn cho cộng đồng. Trong cuộc sống hiện có dạng “thú dữ” đang được sống với cộng đồng, đó là người nghiện ma túy. Một số loại ma túy thế hệ mới có thể tạo ra ảo giác khiến con người không nhận thức đâu là thực, đâu là ảo, mất kiểm soát hành vi. Mọi người từng biết những vụ kẻ “ngáo đá” có hành vi điên rồ như trèo lên cột điện cao thế; nhìn người thân tưởng kẻ thù, ra tay sát hại dã man bố mẹ… Không ít kẻ nghiện tuy tỉnh táo nhưng đến cơn nghiện, thiếu tiền mua thuốc sẵn sàng bằng mọi cách để kiếm được tiền. Trường hợp hai kẻ nghiện chỉ vì cướp chiếc điện thoại đã đang tâm sát hại một nữ sinh đại học ngân hàng trên địa bàn Hà Nội vừa qua chỉ là một trong các ví dụ. Những trường hợp kể trên có thể coi con nghiện thực sự đã trở thành thú dữ. Người đàn ông nghi ngáo đá leo lên trên cột điện cao thế ở Bình Tân, TP HCM Thời gian trước đây việc đưa người vào các cơ sở cai nghiện khá đơn giản, thuận lợi. Tuy nhiên, từ năm 2016, theo quy định tại Nghị định 136/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 221/2013/NĐ-CP) về áp dụng chế độ xử lí hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khá chặt chẽ nhưng đồng thời tạo những “khoảng trống” kiểm soát người nghiện ma túy. Theo tinh thần Điều 3 của Nghị định trên thì người nghiện từ 18 tuổi nghiện ma túy sẽ có khoảng thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn, sau đó không đạt hiệu quả mới bắt buộc đi cai nghiên. Người dưới 18 tuổi đều được giáo dục tại cộng đồng (thực chất là tự cai nghiện). “Khoảng trống” chính là thời gian người nghiện được sống tại cộng đồng như người bình thường. Ngoài ra, thủ tục pháp lí để đưa vào cai nghiện chặt chẽ, nhiều khâu, nhiều cơ quan tổ chức tham gia cũng là một cản trở khiến số người nghiện sống trong cộng đồng ngày một gia tăng. Quy định pháp luật chặt chẽ về cai nghiện được biết là để bảo đảm quyền cá nhân, tránh việc lạm dụng, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, những vụ việc đau lòng do người nghiện gây ra cho thấy sự tự do của họ tiềm ẩn mất an toàn xã hội, nguy cơ xâm hại sức khỏe, tính mạng người khác. Đã có những ý kiến đề xuất cần điều chỉnh một số quy định trong các nghị định trên để mọi người nghiện nhanh chóng được quản lí tại các tổ chức một cách chặt chẽ, an toàn, hiệu quả. Tại châu Âu, quyền tự do cá nhân được đặt ở vị trí rất cao. Trong đại dịch Covid-19 những quyền đó vẫn được bảo đảm khiến dịch bệnh không thể khống chế. Có thứ còn cao hơn quyền tự do cá nhân, đó là quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng thì như bị lãng quên. Hàng trăm nghìn người chết vì đại dịch Covid-19 rất có thể trong đó nhiều người bị lây bệnh chỉ vì bảo đảm quyền tự do cho cá nhân. Sự nhân văn với người này nhưng có thể gây hại cho người khác thì đó không còn là nhân văn. Pháp luật bảo đảm quyền con người nhưng cao nhất là quyền sống hạnh phúc, an toàn, khỏe mạnh của đa số. Do vậy, không thể để mãi thực trạng người nghiện sống ngoài vòng kiểm soát./. Đinh Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao tuổi ngày 10 tháng 11 năm 2020 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét