Chuyện “tiền chùa” Lâu nay dân gian thường ví đồng tiền của
công quản lí lỏng lẻo có thể chi tiêu thoáng đạt mái không cần lo nghĩ là… “tiền
chùa”. Hiện nay người dân thì đang rất quan tâm
đến những khoản tiền không nhỏ đang hằng ngày chảy vào chùa được quản lí, sử
dụng như thế nào. Cách đây gần 5 năm từng xảy ra chuyện lùm
xùm của đại đức Thích Thanh Toàn (tên là Lê Hữu
Long, sinh năm 1976) trụ trì chùa Nga Hoàng thuộc Giáo hội Phật giáo tỉnh
Vĩnh Phúc khi bị một nữ phóng viên tố sàm sỡ, gạ tình (có ghi âm và ghi hình
những lời nói, hành vi trái với đạo đức người tu hành). Sau đó Trưởng Ban tăng sự tỉnh Vĩnh Phúc đã kí quyết định
bãi nhiệm chức danh trụ trì và thu hồi quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Nga
Hoàng đối với đại đức Thích Thanh Toàn.
Vị đại đức này đã phải xin xả giới và hoàn
tục vì không xứng đáng làm một người đệ tử xuất gia song lại có một tâm
nguyện “nho nhỏ”, đó là xin được giữ lại những tài sản như trang trại, đất
đai, vật dụng mang tên chủ sở hữu là thể danh của mình có trị giá khoảng
200-300 tỉ đồng! Các tài khoản của ông Vương Tấn Việt, chùa Phật Quang trên trang webside vẫn hoạt động Chuyện một số nhà sư dù tu hành vẫn sở hữu
xe đắt tiền vốn không lạ với nhiều người song một vị trụ trì chùa mới hơn 40 tuổi,
10 năm trụ trì mà đã sở hữu tài sản hàng trăm tỉ đồng khiến dư luận xôn xao. Nguồn
tài sản trăm tỉ đồng này chắc chưa thể có lúc ông Lê Hữu Long còn là một bần
tăng? Cứ cho là vị sư này có tài kinh doanh “tay trái” bên cạnh việc tu hành song
chỉ trong 10 năm đã mang về trăm tỉ đồng thì quả hiếm thấy. Theo quy định tại Thông tư số
04/2023/TT-BTC thì tại các cơ sở tôn giáo, di tích phải mở tài khoản tiền gửi
tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận,
quản lí và sử dụng nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ, cúng biếu... Tuy vậy
hiện tại nhiều chùa chủ tài khoản vẫn đứng tên các sư trụ trì đăng trên
webside quảng bá của mình. Như vậy có thể tiền công đức, tài trợ và nhiều
hình thức khác vẫn chủ yếu chảy vào tài khoản cá nhân, thông thường là các vị
trụ trì. Về vụ đại đức Thích Thanh Toàn, Tổng thư kí
Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thượng tọa Thích Đức Thiện chia
sẻ trên báo chí: “Căn cứ Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tài sản
thuộc về Giáo hội. Còn căn cứ Nội quy Ban Tăng sự Trung ương, Giáo hội mới có
quyền định đoạt tài sản. Ban trị sự có quyền định đoạt tài sản thuộc tự viện
địa phương. Nội quy Ban Tăng sự Trung ương quy định rõ khi bổ nhiệm trụ trì
tất cả tài sản thuộc về Tăng”. Nói là vậy song khi tổ chức, cá nhân chuyển
tiền vào tài khoản một cá nhân dù đó là sư trụ trì thì cũng khó khẳng định và
chứng minh họ công đức, từ thiện, cám ơn riêng chủ tài khoản hay cho nhà
chùa. Dư luận đang lo ngại vì hiện nay một vài sư
trụ trì những ngôi chùa khá nổi tiếng với hàng nghìn phật tử cũng đang vướng
sai phạm bị xử lí. Liệu một ngày nào đó lại có vị trụ trì xin thoát tục cùng
với khối tài sản hàng trăm tỉ đồng vì tiền đó không phải là… tiền chùa?/. Đinh
Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 21/8/2024 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét