Lợi
quản
Nỗ lực thúc đẩy, tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động kinh doanh; giảm
thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ các quy
định liên quan đến hoạt động kinh doanh, mấy năm qua Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành quyết liệt các bộ, ngành
thực hiện chủ trương này.
Gần đây nhất, ngày 12/5/2020 Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về chương trình cắt giảm, đơn giản hóa
quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 cũng với mục
tiêu trên.
Mặc dù các bộ, ngành đã có những
động thái tích cực trong rà soát, cắt giảm các điều kiện kinh doanh song hiệu
quả thực chất còn hạn chế, thậm chí không ít những quy định cũ chỉ thay đổi
hình thức trong khi những quy định mới lại được “sinh ra” khiến cộng đồng
doanh nghiệp lo ngại.
Mới đây Bộ Công an ban hành Thông
tư 58/2020/TT-BCA quy định quy trình cấp, thu hồi đăng kí, biển số phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ. Tại
điểm đ, khoản 6, Điều 25 của Thông tư này quy định biển số ô tô kinh doanh
vận tải sẽ có nền màu vàng, chữ và số màu đen…
Hiện nay biển số phương tiện có 3 loại màu cho 3 khu
vực: xanh cho xe công, đỏ cho xe quân đội, còn màu trắng là xe dân sự (gồm cá
nhân và doanh nghiệp). Vậy nay tách ra khu vực dân doanh thêm 1 màu nữa sẽ mang
lại lợi ích gì?
Có thể khẳng định ngay là đối với doanh nghiệp, người
dân, màu của chiếc biển số không thể làm tăng năng suất, chất lượng hoạt động
kinh doanh hoặc tiện lợi khi lưu thông. Trong khi đó việc chuyển đổi màu lập
tức chủ sở hữu phương tiện phải bỏ ra một lượng chi phí. Với khoảng
1,6 - 1,7 triệu ôtô kinh doanh vận tải (bao gồm xe khách, xe tải và taxi theo
số liệu thống kê của Cục Cảnh sát giao thông) thì chi phí các doanh nghiệp,
cá nhân bỏ ra là không nhỏ.
Theo
Cục Cảnh sát giao thông, việc phân định màu sắc phương tiện, màu sắc biển số
đối với xe kinh doanh vận tải là để tạo thuận lợi, giải quyết những vướng mắc
trong công tác quản lí hoạt động xe kinh doanh.
Chỉ với mục đích là “tiện cho việc quản lí” thì thay
đổi này liệu có đáng?
"Bến cóc, xe dù" ngang nhiên bắt khách trên đường Giải Phóng Hà Nội không khó nhận diện nhưng không có cơ quan nào quan tâm xử lí
Thời gian trước, khi lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 86
quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô,
Bộ Giao thông Vận tải cũng từng có những đề xuất thay đổi có tính thủ công
như trên khiến dự luận chưa đồng thuận. Dù sao thì một số quy định nhận dạng
taxi công nghệ đã được đưa vào Nghị định 10, nay thêm quy định biển vàng,
doanh nghiệp lại cần “một chút” chi phí nữa! Đã bước sang cuộc cách mạng 4.0,
tại sao việc quản lí của cơ quan chức năng không cập nhật, tận dụng những
tiến bộ của khoa học công nghệ để quản lí, vừa nâng cao hiệu quả, vừa đỡ gây
tốn kém cho xã hội?
Có
lẽ ai cũng thuộc câu nói của Bác: “Việc
gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức
tránh”.
Vậy mà nhiều việc hiện nay các cơ quan đang có xu
hướng “trước tiên phải tiện cho việc quản lí”!/.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao tuổi ngày
14 tháng 7 năm 2020
|
Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét